Phân bố Sơn dương Đông Dương

Ơ Việt Nam phạm vi phân bố của chúng rất rộng, chúng từng phân bố từ biên giới giáp Trung Quốc tới tận nam Tây Nguyên, đổ dài từ các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn đến các tỉnh miền TrungTây Nguyên, nơi cư trú của các tộc người Bahna, Jrai, Êđê, M'nông, Xơ-đăng, Ca Dong ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia LaiKon Tum, vùng rừng Lạc Dương (Lâm Đồng) từng được ghi nhận là thánh địa của loài linh dương, các tỉnh thuộc Tây Nguyên kể trên từng là vùng sơn lâm nhung nhúc bóng dáng các đàn sơn dương nhưng nay vô cùng hiếm thậm chí là không còn nữa.[5]

Trước đây, Phú Thọ cũng được mệnh danh là xứ sơn dương vì con người khó tiếp cận lên các độ cao trên 1000m do núi đá tai mèo hiểm trở, vì vậy đây là thiên đường của loài sơn dương.[6]. Ở vùng xứ Lạng, địa hình ở đây chủ yếu là núi đá và rừng rậm nên rất thích hợp với loài sơn dương này, loài sơn dương còn đầy rẫy trên núi đá cheo leo, nó kêu o e suốt ngày trên rừng. Ngày trước, người dân ở đây chỉ biết đến thịt dê núi (sơn dương). Nhiều khi đi vào rừng vô tình cũng bắt gặp được chúng hoặc nhìn thấy những con dê núi nhởn nhơ ăn cỏ trên đỉnh các sườn núi đá hiểm trở. Vào các buổi chiều, đứng nhìn chúng nhảy từ núi đá này sang núi đá kia